Thuật ngữ Deepfake xuất phát từ thuật ngữ “Deeplearning” và đây là một hình thái của AP. Các thuật toán Deeplearning sẽ tự dạy cho AI cách giải quyết vấn đề khi nhận được một lượng lớn dữ liệu, cụ thể hơn là hoán đổi gương mặt trong các đoạn video và nội dung kĩ thuật số nhằm tạo ra các dữ liệu truyền thông giả mạo trông thật nhất có thể.

Deepfake và các mối đe dọa an ninh mạng không ngừng phát triển về độ phức tạp cũng như số lượng các cuộc tấn công. Theo một báo cáo gần đây, số lượng các cuộc tấn công sử dụng các công nghệ thay đổi khuôn mặt và giọng nói để deepfake đã tăng 13% so trong năm ngoái. Khi các phương pháp bảo mật bảo mật phát triển, các công nghệ và kỹ thuật được sử dụng cũng ngày càng phức tạp hơn.

Ngoài việc phá hoại có thể gây ảnh hưởng đến chính phủ, quân đội và người dùng, chúng còn có thể đe dọa các doanh nghiệp trên toàn cầu. Các doanh nghiệp cần nhìn nhận chính xác sự nguy hiểm của công nghệ deepfake, bao gồm tổn thất về danh tiếng và tài chính.

Khi đánh giá tác động của deepfake, danh tiếng của tổ chức có nguy cơ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Ví dụ: tương tác giả giữa nhân viên và người dùng hay việc phát ngôn sai cũng có thể gây ảnh hưởng đến sự uy tín của doanh nghiệp trong lòng người dùng và các thiệt hại tài chính khác kèm theo.

Nâng cấp an ninh mạng doanh nghiệp

An ninh mạng là một lĩnh vực khác phải thích ứng với việc sử dụng ngày càng nhiều công nghệ deepfake. Giờ đây, việc cập nhật, nâng cấp và sử dụng công nghệ xác minh danh tính và an ninh mạng thậm chí còn quan trọng hơn đối với các công ty doanh nghiệp để chống lại các hành vi sử dụng deepfake của các tác nhân độc hại.

Giả mạo âm thanh được đặc biệt quan tâm trong trường hợp này. Các tác nhân độc hại tạo ra các giọng nói tổng hợp, bắt chước chính xác giọng nói của ai đó. Trong một số trường hợp, nhân viên bị đánh lừa khi nghĩ rằng deepfake là tiếng nói thật của quản lý cấp cao. Giả mạo âm thanh còn có thể đánh lừa công nghệ xác minh giọng nói của các tổ chức lớn như ngân hàng.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp hiện đã có quyền truy cập vào các công cụ có thể xác định deepfakes. Các công cụ này sử dụng sức mạnh của AI và học máy để phát hiện sự mâu thuẫn trong các bản trình bày video và giọng nói.

Deepfake trong tương lai

Deepfakes sẽ trở nên phổ biến hơn và sẽ xâm nhập vào khu vực quan trọng hơn. Mục đích sử dụng điển hình sẽ tiếp tục được sử dụng là thông qua các phương tiện truyền thông, dưới mọi hình thức, để thực hiện các chiến dịch chính trị, xã hội và thậm chí là các chiến dịch thương mại

Theo FBI, gần đây các tác nhân độc hại đã bắt đầu tận dụng công nghệ deepfake cho việc apply phỏng vấn công việc từ xa, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, sử dụng các thông tin cá nhân đã bị đánh cắp trước đó để vượt qua vòng kiểm tra lý lịch.

Chống lại deepfake

Để chống lại thông tin sai lệch và xuyên tạc do công nghệ deepfake gây ra, các nhóm bảo mật doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều chiến lược an ninh mạng, chẳng hạn như các công cụ an ninh mạng sử dụng AI để phát hiện deepfake, giám sát truyền thông xã hội và đào tạo nhân viên.

Các công ty có thể tự bảo vệ mình bằng cách đào tạo nhân viên về công nghệ deepfake. Dành thời gian và dành các nguồn lực để đào tạo nhân viên về các dấu hiệu nhận biết deepfake.

Đội ngũ an ninh mạng phải trang bị cho bản thân và tất cả nhân viên những kỹ năng cần thiết để chống lại những kẻ xấu phát tán thông tin sai lệch.

________________

VNCS cung cấp các giải pháp an toàn thông tin hàng đầu giúp tổ chức, doanh nghiệp chủ động ứng phó trước các cuộc tấn công mạng.

☎️Điện thoại: (+84) 2462911419

📩Email: sales@vncsglobal.vn