Dự đoán vào cuối năm 2024, thiệt hại do các cuộc tấn công mạng gây ra với nền kinh tế toàn cầu sẽ lên tới 10,5 nghìn tỷ USD. Khi tốc độ công nghệ tiếp tục phát triển, bối cảnh an ninh mạng năm 2024 hứa hẹn sẽ là một năm có nhiều đột phá hơn nữa. Dưới đây là 6 xu hướng và dự đoán an ninh mạng hàng đầu sẽ giúp các doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh và định hình lại thế giới trong tương lai.
1. Trí tuệ nhân tạo (AI) xâm nhập mọi lĩnh vực
Năm 2023, trí tuệ nhân tạo (AI) tác động đáng kể lên các lĩnh vực khác nhau, nổi bật nhất là các chatbot được phát triển bởi OpenAI, DeepMind hay Google Brain. Vào năm 2024, AI dự kiến sẽ được áp dụng rộng rãi hơn, đặc biệt trong an ninh mạng bởi thuật toán có khả năng phân tích lượng dữ liệu khổng lồ: lưu lượng mạng, nhật ký hệ thống và hành vi của người dùng để xác định các mẫu.
Sự trỗi dậy của AI cũng đặt ra những thách thức mới trong an ninh mạng, khả năng lợi dụng AI để thực hiện các cuộc tấn công mạng tự động cực kỳ tinh vi, vượt qua các biện pháp bảo mật truyền thống.
2. Bảo mật IoT
Vào năm 2024, bảo mật IoT dự kiến sẽ là một xu hướng quan trọng trong an ninh mạng. Sự kết nối ngày càng phổ biến của các thiết bị IoT khiến chúng trở thành mục tiêu cho những cuộc tấn công và dẫn đến nhiều lỗ hổng phổ biến. Một tiến bộ đáng kể trong bảo mật IoT là sự phát triển của các giao thức bảo mật được tiêu chuẩn hóa, mạnh mẽ hơn cho các thiết bị IoT.
Ngoài những tiến bộ về công nghệ, các tổ chức dự kiến sẽ đầu tư nhiều hơn vào các chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức về an ninh mạng và tầm quan trọng của bảo mật IoT, cũng như các biện pháp thực hành tốt nhất để giảm thiểu rủi ro liên quan đến IoT.
3. DevSecOps
DevSecOps dự kiến sẽ là xu hướng then chốt trong an ninh mạng, trong đó tính bảo mật sẽ được tích hợp liền mạch vào quá trình phát triển thay vì các bản vá mang tính phản ứng. Dự kiến cho tới 2027, việc áp dụng DevSecOps vào trong 85% nhóm phát triển sản phẩm thể hiện nhận thức ngày càng quan trọng của bảo mật từ giai đoạn đầu tiên trong vòng đời phát triển.
4. Các quy định về an ninh mạng
Năm 2024, các quy định về an ninh mạng dự kiến sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình bối cảnh an ninh mạng. Chính phủ và cơ quan quản lý sẽ tiếp tục thực thi các hướng dẫn và nhiệm vụ chặt chẽ hơn để bảo vệ thông tin và cơ sở hạ tầng nhạy cảm khỏi các mối đe dọa trên mạng.
Một trong những khía cạnh chính là sự kỳ vọng Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ có tác động mang tính biến đổi đối với cả hoạt động tấn công và phòng thủ trong an ninh mạng. Do đó, các chính phủ và cơ quan quản lý có thể đưa ra các quy định mới để giải quyết những thách thức và cơ hội đặc biệt do AI mang lại.
5. Ransomware trở nên nguy hại hơn
Ransomware vào năm 2024 dự kiến sẽ có một bước chuyển đen tối, khi tội phạm mạng sẽ chuyển trọng tâm từ lợi ích tài chính sang các hoạt động phá hoại nhiều hơn, bao gồm cả động cơ chính trị. Sự thay đổi trọng tâm này sẽ dẫn đến các cuộc tấn công có chủ đích và gây thiệt hại lớn, khiến các tổ chức phải có các biện pháp bảo mật toàn diện để bảo vệ cơ sở hạ tầng và dữ liệu quan trọng.
6. Thiếu nhân sự có kỹ năng an ninh mạng
Vào năm 2024, an ninh mạng dự kiến sẽ là ưu tiên chiến lược không thể bị bỏ qua trong bộ phận CNTT. Cuộc khủng hoảng về kỹ năng an ninh mạng dự kiến sẽ tiếp tục là một thách thức đáng kể, với nhu cầu ngày càng tăng về các chuyên gia được trang bị kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu.
7. An ninh mạng trong dịch vụ y tế
Khi hoạt động chăm sóc sức khỏe dựa vào CNTT ngày càng lớn, các nhà cung cấp và hệ thống sẽ phải tối ưu hoạt động để ngăn chặn các mối đe dọa mới. Những thách thức lớn nhất mà các hệ thống chăm sóc sức khỏe phải đối mặt như bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng và điều hướng công nghệ lỗi thời trong hệ thống. Đầu tư cơ sở hạ tầng an ninh mạng và đánh giá rủi ro sẽ trở thành ưu tiên để tránh xảy ra những hậu quả như rò rỉ dữ liệu trong tổ chức y tế.
Từ những dự đoán trên, các tổ chức doanh nghiệp cần chủ động triển khai các giải pháp an ninh mạng tổng thể hoặc đầu tư vào dịch vụ giám sát và đánh giá ATTT. VNCS Global là đơn vị cung cấp dịch vụ ATTT toàn diện nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua những thách thức ngày càng đa dạng của thế giới an ninh mạng.
Với các dịch vụ và giải pháp toàn diện:
- Dịch vụ giám sát ATTT (SOC)
- Dịch vụ đánh giá ATTT (Pentest)
- Giải pháp giám sát ATTT tổng thể (Overall Security Monitoring)
- Giải pháp quản lý và phân tích sự kiện ATTT (VSIEM)
Cùng với nguồn nhân lực kinh nghiệm, công nghệ hiện đại và quy trình khắt khe từ Nhật Bản, VNCS Global đảm bảo đồng hành với khác hàng mở ra tương lai an toàn trong thế giới CNTT.